G-2SS5KDXDJ9.

Dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng

Dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng

Dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng

Thừa phát lại trong thi hành án dân sự

Thừa phát lại ngày càng trở nên quen thuộc. Trên thực tế, các dịch vụ pháp lý liên quan đến các công tác thi hành án dân sự mà Thừa phát lại cung cấp dần trở thành lựa chọn tối ưu cho các khách hàng. Đồng thời, Thừa phát lại còn góp phần san sẻ một phần trách nhiệm, áp lực công việc cho các cơ quan thi hành án dân sự. Vậy thừa phát lại trong thi hành án dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Văn phòng Thừa Phát Lại Tại Đà Nẵng nhé!

»» Xem thêm:

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định của pháp luật, thuật ngữ chính xác nhất được dùng cho chế định này phải là “Thừa phát lại”. Nội hàm của tên gọi này được xác định chi tiết tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.

Thi hành án dân sự tại Đà Nẵng là gì?

Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.

Các hoạt động thi hành bản án:

  • Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế;
  • Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
  • Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính;
  • Quyết định về dân sự trong bản án;
  • Các bản án khác do pháp luật quy định.
Dịch vụ thi hành án dân sự

Thừa phát lại trong thi hành án dân sự

Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Tóm lại, Thừa phát lại được thi hành án dân sự với các bản án, quyết định có hiệu lực đã được xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân trong phạm vi tỉnh mà văn phòng Thừa phát lại có trụ sở.

Ngoài ra, còn một điều kiện khác liên quan đến trường hợp Thừa phát lại có thể thi hành án là: Các yêu cầu thi hành án của khách hàng không thuộc thẩm quyền Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án, bao gồm:

  • Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
  • Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
  • Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;
  • Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
  • Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Chi phí cho việc thi hành án của Thừa phát 

Chi phí cho việc thi hành án của Thừa phát lại cùng được quy định chung một mức với cơ quan thi hành án dân sự, tuy nhiên, nếu một người có yêu cầu Thừa phát lại thi hành bản án, quyết định mà mình là người được hưởng quyền lợi, thi yêu cầu đó lại mang tính chất dân sự. Vì vậy, Điều 65, nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về chi phí này, đối với những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thừa phát lại trong thi hành án dân sự“ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 0947 842 234 hoặc có thể đến trực tiếp tại địa chỉ:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÀ NẴNG

Địa Chỉ: Số 278 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0947842234
Email: thuaphatlaidanang@gmail.com
Website: https://www.thuaphatlaidanang.com/

Trân trọng!

Chia sẻ: