Như chúng ta đã biết, tống đạt là một chức năng của Thừa phát lại. Vậy tống đạt là gì? Pháp luật quy định như thế nào về tống đạt. Bài viết sau đây của Thừa phát lại tại Đà Nẵng sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
»» Xem thêm:
- Công việc tống đạt của Thừa phát lại là gì?
- Thừa phát lại tống đạt những văn bản nào?
- Tống đạt văn bản trong một số trường hợp cụ thể
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
Tống đạt là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì: “Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Từ khái niệm trên có thể thấy tống đạt là việc thực hiện thông báo, giao hoặc nhận hồ sơ, tài liệu, quyết định, thông báo tới đương sự hoặc những người tham gia tố tụng nào đó theo một quy trình, thủ tục nhất định của pháp luật, trong đó người tiến hành thực hiện tống đạt có thể là người tiến hành tố tụng, người thuộc cơ quan đã ban hành văn bản tố tụng được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng, ủy ban nhân dân cấp xã (của người tham gia tố tụng) cư trú,…
Việc tống đạt được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và cơ quan thi hành án thông qua văn bản thỏa thuận là Hợp đồng. Việc tống đạt chỉ được thực hiện trên một phạm vi và thời gian nhất định, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tố tụng và thi hành án dân sự. Hoạt động này vừa mang tính quyền lực (thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định) vừa mang tính dịch vụ (theo hợp đồng và được hưởng thù lao).
Ý nghĩa của tống đạt
Việc tống đạt các văn bản tố tụng có ý nghĩa về nhiều mặt. Trước hết, việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc nhận được hoặc biết được nội dung các văn bản tố tụng mà các đương sự biết và thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, nhờ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp trước toà án.
Việc tống đạt các văn bản tố tụng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động này, toà án báo được cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự những thông tin cần thiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ để họ thực hiện, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.
Thừa phát lại tống đạt những văn bản nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát lại quy định: Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
- Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, không đúng thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Các hình thức tống đạt văn bản
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tống đạt văn bản có thể được thực hiện dựa trên các hình thức sau:
- Niêm yết công khai
- Thực hiện thông báo tại các phương tiện thông tin của đại chúng
- Tống đạt trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc ngoài ra có thể ủy quyền cho người thứ 3
- Tống đạt bằng phương tiện điện tử từ yêu cầu của đương sự hoặc là người tham gia tố tụng khác theo quy định pháp luật trong giao dịch điện tử.
- Tống đạt theo phương thức khác đối với đương sự tại nước ngoài ví dụ như: theo quy định của điều ước quốc tế trong đó Việt Nam là thành viên, theo đường ngoại giao nếu đương sự có cư trú tại nước ngoài và Việt Nam chưa là thành viên điều ước quốc tế đó ( thực hiện theo quy định pháp luật tương trợ tư pháp,…
Thủ tục tống đạt
Về thủ tục tống đạt thì do có nhiều hình thức tống đạt nên thủ tục đối với từng hình thức này cũng khác nhau. Cụ thể được quy định từ Điều 175 đến Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Thủ tục tống đạt văn bản tố tụng
Người tiến hành thực hiện tống đạt văn bản tố tụng cần phải trực tiếp chuyển giao tới người được tống đạt văn bản tố tụng liên quan. Sau đó người được tống đạt ký nhận vào trong biên bản hoặc là sổ giao nhận của văn bản tố tụng. Theo đó ngày mà người đó được tống đạt văn bản tố tụng đồng thời là ngày để tính bắt đầu của thời hạn tố tụng.
Ngoài ra, trường hợp tống đạt văn bản tố tụng theo dịch vụ bưu chính cần là thư đảm bảo và kèm theo xác nhận từ người được nhận văn bản đó.
Tiếp theo, sau khi xác nhận vào thư đảm bảo thì văn bản này được chuyển tới cho Tòa án có thẩm quyền. . Theo đó ngày mà người được tống đạt văn bản tố tụng xác nhận từ bên dịch vụ bưu chính đồng thời là ngày để tính bắt đầu của thời hạn tố tụng.
Thủ tục tống đạt bằng phương tiện điện tử
Việc tống đạt bằng phương tiện điện tử sẽ được thực hiện bởi Tòa án gửi thông qua cổng thông tin điện tử tới địa chỉ thư điện tử mà người khởi kiện hoặc người tham gia tố tụng đã đăng ký với thời hạn mà pháp luật quy định.
Thủ tục tống đạt trực tiếp tới cá nhân
Văn bản tố tụng được tống đạt theo địa chỉ được đương sự cung cấp thông tin hoặc thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án liên hệ. Sau khi cá nhân được tống đạt nhận trực tiếp văn bản tố tụng thì cần có chữ ký
Trường hợp, người được tống đạt vắng mặt hoặc từ chối nhận văn bản tố tụng thì sẽ thực hiện như trường hợp tống đạt trực tiếp tới cơ quan, tổ chức
Thủ tục tống đạt trực tiếp tới cơ quan, tổ chức
Trong trường hợp này cần phải thực hiện tống đạt trực tiếp tới người đại diện theo pháp luật (hoặc là người có trách nhiệm trực tiếp nhận văn bản thay cho cơ quan, tổ chức), đồng thời có xác nhận là chữ ký của chủ thể nhận.
Ngoài ra, một số cơ quan, tổ chức có người là đại diện khi tham gia tố tụng hay cử người đại diện thực hiện việc nhận giấy tờ, văn bản tố tụng thì cũng cần phải có ký xác nhận văn bản này – ngày ký cũng là ngày tống đạt.
Thực tế, việc tống đạt có thể phát sinh là người tống đạt vắng mặt thì người mà thực hiện tống đạt sau đó phải lập một biên bản ghi nhận rõ thông tin vì sao từ chối đồng thời có xác nhận từ công an xã, thị trấn, phường hoặc đại diện là tổ dân phố (lưu ý biên bản này được lưu trong hồ sơ của vụ án).
Trường hợp, người được tống đạt từ chối về việc nhận văn bản tố tụng thì người tống đạt sau đó phải lập biên bản đồng thời giao cho người có quan hệ thân thích (có đầy đủ năng lực hành vi dân sự) có cùng địa điểm cư trú hoặc giao cho tổ trưởng của tổ dân phố , trưởng làng, thôn, ấp, bản, phum, buôn, sóc để ký (điểm chỉ) cùng sự cam kết của họ về giao lại trực tiếp tới người được tống đạt (lưu ý biên bản này được lưu trong hồ sơ của vụ án).
Thủ tục niêm yết công khai
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp văn bản tố tụng theo trường hợp tống đạt trực tiếp cho cá nhân, tổ chức.
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục:
Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo;
Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Quy định của pháp luật về Tống đạt”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay đến Hotline tư vấn miễn phí: 0947 842 234 hoặc gửi email thuaphatlaidanang@gmail.com.
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÀ NẴNG
Địa Chỉ: Số 278 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0947842234
Email: thuaphatlaidanang@gmail.com
Website: https://www.thuaphatlaidanang.com/
Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết cùng chúng tôi.
- Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-04-09)
- Các Phương Pháp Xác Minh Tài Sản tại Đà Nẵng (2025-04-05)
- Quy định quy trình tống đạt văn bản tố tụng tại Đà Nẵng - Tống đạt là gì? (2025-04-01)
- Những trường hợp thường sử dụng vi bằng tại Đà Nẵng (2025-03-30)
- Lợi ích của dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-03-27)
- Các hình thức xác minh tài sản tại Đà Nẵng (2025-03-18)
- Tầm quan trọng của việc tống đạt văn bản tại Đà Nẵng (2025-03-14)
- Trường hợp cần lập vi bằng tại Đà Nẵng (2025-03-12)
- Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3 (2025-03-08)
- Lý do cần dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-03-07)