Cấp, tống đạt, thông báo VBTT là công cụ hữu ích giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án giải quyết vụ việc và đưa nội dung văn bản tố tụng vào thi hành được nhanh chóng và đúng đắn. Hơn thế nữa nó còn bảo đảm cung cấp các thông tin cần thiết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức...
»» Xem thêm:
- Tìm hiểu việc thực hiện chức năng tống đạt của thừa phát lại hiện nay
- Tống đạt là gì? Quy trình tống đạt văn bản hợp lệ
- Quy định của pháp luật về Tống đạt văn bản tại Đà Nẵng
1. Các cơ quan có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Cấp, tống đạt, thông báo VBTT là công cụ hữu ích giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án giải quyết vụ việc và đưa nội dung văn bản tố tụng vào thi hành được nhanh chóng và đúng đắn. Hơn thế nữa nó còn bảo đảm cung cấp các thông tin cần thiết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Về nguyên tắc, cơ quan nào ban hành ra VBTTDS thì cơ quan đó có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo cho đương sự và những người tham gia tố tụng. Nhưng các cơ quan này không được thực hiện nghĩa vụ một cách tuỳ tiện.
Bên cạnh đó, có những trường hợp người tham gia, thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản TTDS không phải là người thuộc các cơ quan ban hành ra VBTTDS mà họ chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như thực hiện chủ trương cải cách tư pháp được nêu tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ nội dung: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” mà chế định về Thừa phát lại quy định trở lạimang tính tất yếu, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển của đất nước. Thừa phát lại là hoạt động theo yêu cầu của công dân để ghi nhận các sự kiện pháp lý, lập các vi bằng làm chứng bảo vệ quyền lợi của người yêu cầu hoặc tổ chức thi hành quyền lợi của đương sự theo phán quyết của Tòa án. Như vậy, thông qua hoạt động của thừa phát lại, người dân có thể chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thừa phát lại ra đời đã tạo cho người dân có thêm điều kiện lựa chọn phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng một cách phù hợp, giảm tải cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.
2. Những người tham gia vào hoạt động thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng dân sự
Trước hết, người tham gia vào quá trình cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là người tiến hành tố tụng của cơ quan ban hành VBTTDS được giao nhiệm vụ cấp,tống đạt, thông báo VBTTDS. Đối với cơ quan Toà án, người có thẩm quyền ký ban hành văn bản tố tụng gồm có: Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Người được giao nhiệm vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng chủ yếu là Thư ký toà án, trong một số trường hợp Thẩm phán cũng có thể trực tiếp thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS. Nếu như ở Toà án nhiệm vụ này được coi là công việc thường xuyên của thư ký thì tại ở cơ quan thi hành án, nhiệm vụ này do các chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án đảm nhiệm, VKS có Kiểm sát viên. Còn đối với văn phòng Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ được coi là “người có chức năng tống đạt” (khoản 5 Điều 172 BLTTDS năm 2015) thực hiện tống đạt VBTT khi được Trưởng văn phòng giao nhiệm vụ.
Tiếp đó, tại Điều 172 BLTTDS năm 2015, các nhà làm luật có nêu ra một số chủ thể tham gia vào hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS gồm có: UBND cấp xã nơi người tham gia TTDS cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia TTDS làm việc khi Toà án yêu cầu; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính. Đối với công tác THADS, ngoài chấp hành viên và công chức làm công tác THA thì một số chủ thể khác được thực hiện việc thông báo về THA bao gồm: bưu tá; người được cơ quan THA uỷ quyền; tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc; Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Giám thị trại giam, trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự; Công an cấp huyện nơi người được thông báo có địa chỉ, cư trú, công tác, chấp hành hình phạt tù giao văn bản cần thông báo cho người được thông báo (theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS). Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự quy định đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là người thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng tuy nhiên gần như không có điều luật nào quy định hay hướng dẫn rõ ràng về các trường hợp đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng. Điều này có thể dẫn đến những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật.
3. Chủ thể được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Căn cứ vào vị trí, vai trò của chủ thể đối với vụ việc dân sự, ta có thể phân loại chủ thể được cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS thành 03 nhóm sau:
a. Chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng, có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự
Bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
b. Chủ thể không tham gia vào hoạt động tố tụng, không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự
Chủ thể không tham gia vào hoạt động tố tụng, không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nhưng phải thực hiện cấp, tống đạt, thông báo văn bản để làm rõ nội dung, tình tiết sự việc, đảm bảo quá trình giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật. Bao gồm: người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, tổ chức giám định, cơ quan định giá tài sản....
c. Chủ thể nhận văn bản chính là cơ quan tiến hành tố tụng
Theo quy định của pháp luật, các cơ quan này phải thực hiện việc giao VBTT cho cơ quan khác để thực hiện việc giám sát hoạt động của cơ quan ban hành văn bản hoặc để các cơ quan có thẩm quyền thi hành các văn bản được ban hành. Ví dụ: VKS là cơ quan nhận thông báo thụ lý vụ án, các quyết định (như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên toà, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự), bản án của Toà án. Ngược lại, Toà án cũng là chủ thể nhận các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS hoặc các thông báo THA của cơ quan THADS. Cơ quan THADS nhận Bản án của Toà án để thi hành.
Các phương thức và thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án ban hành rất nhiều các văn bản tố tụng khác nhau như: giấy triệu tập đương sự, giấy báo, thông báo thụ lý vụ án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ vụ án, bản án… Đối với mỗi loại văn bản lại đòi hỏi phương thức cấp, tống đạt hoặc thông báo phù hợp để đạt được hiệu quả truyền tải thông tin một cách tốt nhất. Hiện nay có nhiều phương thức hiện đại được sử dụng để chuyển giao văn bản và đem lại kết quả tốt trên thực tế.
Trường hợp người được thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng là cá nhân thì người thực hiện phải có nghĩa vụ giao trực tiếp văn bản tố tụng tại nơi cư trú của họ. Người nhận văn bản phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng, đây là cơ sở để xác định tính hợp pháp của hoạt động tống đạt. Trong quá trình cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng nếu người tiếp nhận từ chối nhận văn bản thì người thực hiện phải lập biên bản, nêu rõ lý do của việc từ chối và phải được tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người đó xác nhận. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện việc tống đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Theo Luật cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cá nhân, cơ quan, tổ chức cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo các quy định nói trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÀ NẴNG
Địa Chỉ: Số 278 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0947842234
Email: thuaphatlaidanang@gmail.com
Website: https://www.thuaphatlaidanang.com/
Xin cảm ơn!
- Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-04-09)
- Các Phương Pháp Xác Minh Tài Sản tại Đà Nẵng (2025-04-05)
- Quy định quy trình tống đạt văn bản tố tụng tại Đà Nẵng - Tống đạt là gì? (2025-04-01)
- Những trường hợp thường sử dụng vi bằng tại Đà Nẵng (2025-03-30)
- Lợi ích của dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-03-27)
- Các hình thức xác minh tài sản tại Đà Nẵng (2025-03-18)
- Tầm quan trọng của việc tống đạt văn bản tại Đà Nẵng (2025-03-14)
- Trường hợp cần lập vi bằng tại Đà Nẵng (2025-03-12)
- Chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3 (2025-03-08)
- Lý do cần dịch vụ thi hành án tại Đà Nẵng (2025-03-07)