G-2SS5KDXDJ9.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Tố tụng Hình sự;

– Bộ luật Tố tụng dân sự;

– Luật Tố tụng Hành chính;

– Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;

– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chức danh nghề nghiệp trong các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng. Việc tìm hiểu các mối quan hệ này có ý nghĩa trong việc xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại, qua đó nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Thừa phát lại.

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên

Chấp hành viên là công chức Nhà nước, được tuyển dụng, bổ nhiệm và giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định mà theo quy định của Luật Thi hành án dân sự phải được đưa ra thi hành.

Thừa phát lại mặc dù cũng do Nhà nước bổ nhiệm và thực hiện một số công việc như Chấp hành viên nhưng Thừa phát lại không phải là công chức Nhà nước, họ làm việc và được hưởng thù lao, phí dịch vụ theo giá biểu do Nhà nước quy định và hợp đồng ký kết với khách hàng.

Trong công việc, Thừa phát lại và Chấp hành viên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, điều này thể hiện trên một số mặt cơ bản như sau:

– Thừa phát lại hỗ trợ cơ quan thi hành án nói chung và Chấp hành viên nói riêng trong việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự như: Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

– Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.

Sau khi có kết quả xác minh của Thừa phát lại, người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.

Đây là một sự hỗ trợ tích cực của Thừa phát lại nhằm giảm tải công việc cho Chấp hành viên, giúp cho quá trình tổ chức thi hành án nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, hạn chế tình trạng án tồn đọng kéo dài không được thi hành.

________________________________________________________________

Mọi giao dịch với Văn phòng Thừa Phát Lại tại Đà Nẵng xin liên hệ:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÀ NẴNG

Địa Chỉ: Số 278 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0947842234
Email: thuaphatlaidanang@gmail.com
Website: https://www.thuaphatlaidanang.com/

Chia sẻ: