G-2SS5KDXDJ9.

Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Việc Công chứng viên của Tổ chức hành nghề công chứng lập Văn bản công chứng và hành vi lập vi bằng của Thừa phát lại tại Văn phòng thừa phát lại có điểm chung đều nhằm hỗ trợ ngăn chặn cũng như giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng, thỏa thuận, giúp tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền  và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất. Tuy nhiên 02 loại văn bản trên có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Tiêu chí

Văn bản công chứng

Vi bằng

Khái niệm Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được Công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014 Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP
Chủ thể Công chứng viên Thừa phát lại
Phạm vi – Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về BĐS: CCV của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về BĐS trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

 

– Đảm bảo không rơi vào các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 Luật công chứng 2014

– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

 

 

Nội dung Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Giá trị pháp lý – Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;

 

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ;

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

 

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chế độ lưu trữ – Ngoài các bản gửi cho các bên tham gia yêu cầu công chứng, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng văn bản sẽ lưu bộ hồ sơ công chứng và được lưu trữ ít nhất là 20 năm. – Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

 

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.

Căn cứ pháp lý Luật Công chứng 2014 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Cơ sở tham khảo:

– Luật Công chứng 2014;

– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

– Nguồn website: Thuvienphapluat.vn.

Mọi giao dịch với Văn phòng Thừa Phát Lại tại Đà Nẵng xin liên hệ:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ĐÀ NẴNG

Địa Chỉ: Số 278 Nguyễn Tri Phương, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0947842234
Email: thuaphatlaidanang@gmail.com
Website: https://www.thuaphatlaidanang.com/

Chia sẻ: